Thấy gì từ con số hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị đánh giá chưa hoàn thành?
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong năm học 2022-2023, bậc tiểu học trên toàn quốc có 105.734 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học. Trong đó, có hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị đánh giá “chưa hoàn thành” (môn Tiếng Việt dẫn đầu các môn với 49.702 em chưa đạt). Những học sinh này, sẽ phải học bồi dưỡng trong hè và có nguy cơ ở lại lớp. [1]
Là giáo viên tiểu học công tác trong ngày đã gần 30 năm, người viết có đôi lời chia sẻ.
Học sinh lớp 1 có lực học yếu kém ở lại lớp sẽ là cơ hội cho các em học tốt hơn (Ảnh minh họa) |
Bậc tiểu học, giáo viên đánh giá chất lượng giáo dục thế nào?
Năm học 2022-2023, ở bậc tiểu học học sinh khối lớp 1, 2, 3 được đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Học sinh khối 4 và 5 được đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Điểm chung của 2 thông tư này, ngoài việc đánh giá bằng điểm số (qua 4 lần kiểm tra định kỳ (khối 1, 2, 3 chỉ 2 lần), giáo viên phải đánh giá bằng nhận xét thông qua việc theo dõi sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh.
Cuối học kỳ, học sinh sẽ phải làm bài kiểm tra đối với một số môn có điểm số như Toán, tiếng Việt.. Đề kiểm tra do chính các giáo viên giảng dạy của khối ra. Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng để ra một đề kiểm tra chung cho toàn khối.
Bởi thế, đề kiểm tra chắc chắn sẽ rất sát với chương trình học, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu mà không quá cao, không quá khó, không vượt sức đối với các em.
Nhiều câu hỏi thắc mắc: “105.734 học sinh bậc tiểu học trên cả nước (trong đó có 50.000 học sinh lớp 1 chưa hoàn thành) là nhiều hay ít? Vì sao, số lượng học sinh lớp 1 chưa hoàn thành chương trình nhiều như thế? Do chương trình quá nặng hay do giáo viên giảng dạy chưa hiệu quả?
Vì sao số lượng học sinh chưa hoàn thành ở lớp 1 lại chiếm tỉ lệ cao?
Cả 5 khối có 105.734 học sinh chưa hoàn thành lớp học nhưng đã có tới 50.000 học sinh lớp 1. Lý giải nguyên nhân này dưới góc nhìn của một giáo viên đang hằng ngày giảng dạy học sinh ở bậc tiểu học. Người viết cho rằng, có 2 nguyên nhân chủ yếu sau.
Thứ nhất, thông thường giáo viên lớp 1 sàng lọc học sinh kỹ hơn khối lớp khác. Bởi, nếu học sinh ấy học quá yếu mà vẫn cho lên lớp, các em sẽ mỗi ngày một yếu hơn và khó có cơ hội kéo dài con đường học tập.
Nếu được ở lại lớp 1, những học sinh yếu, kém sẽ có cơ hội nắm chắc kiến thức giúp cho việc học ở lớp trên một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, chương trình và sách giáo khoa mới của lớp 1 hiện nay khá nặng so với chương trình và sách giáo khoa cũ.
Ở môn tiếng Việt, mỗi ngày học sinh học 2 âm vần đan xen nhau. Học sinh chưa thuộc âm đã phải nhớ sang vần để ghép tiếng, ghép từ và đọc câu. Thế nên, đa phần học sinh lẫn lộn âm và vần nên không thể đọc được câu.
Đã thế, môn học vần có tốc độ dạy học chữ rất nhanh. Một bài học sẽ gồm nhận biết mặt chữ cái, ráp âm, vần, học thuộc chữ, viết chữ và đọc câu văn cuối bài. Cứ một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả luôn. Mới sang tuần thứ 5, thứ 6 các em đã phải đọc một đoạn văn dài và viết câu.
Với những em có phụ huynh quan tâm kèm cặp thêm ở nhà còn đỡ. Những học sinh mà ba mẹ bận việc giao phó cho nhà trường, thầy cô rất khó khăn khi theo kịp chương trình. Bài cũ chưa kịp nhớ đã phải học tiếp bài mới, và cứ thế đuối dần đến lúc không biết gì.
Tín hiệu đáng mừng khi giáo dục tiểu học giảm căn bệnh vì thành tích?
Năm 2016, dư luận hết sức bàng hoàng trước thông tin một học sinh lớp 6 ở thành phố Sóc Trăng bị một trường trung học cơ sở trả về học lại chương trình lớp 1 nơi em đã từng theo học 5 năm vì không biết đọc và biết viết. Em đã không thể viết được tên của mẹ mình, dù được mọi người xung quanh đánh vần cho từng chữ. [2]
Người ngoài nghề bàng hoàng, bất ngờ nhưng người trong nghề như chúng tôi chỉ thầm nói với nhau “trong thực tế, vẫn còn không ít học sinh như thế, chỉ là chưa bị đưa ra “ánh sáng” thôi”.
Chuyện học sinh khó có cơ hội “được” ở lại lớp không chỉ diễn ra ở một lớp, một trường hay một địa phương nào đó mà đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” do giáo viên, nhà trường bị áp lực lớn từ căn bệnh thành tích.
Vì thế, trước thông tin năm học 2022-2023 có tới 105.734 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học (trong đó lớp 1 chiếm tới 50.000 học sinh), bản thân là nhà giáo, người viết cảm thấy mừng.
Mừng vì, học sinh yếu kém đã có cơ hội được ở lại lớp học cho chắc. Mừng vì, chúng ta chấp nhận có một số lượng học sinh không đạt yêu cầu thì cần phải được học lại, chứ giáo viên không phải cố "đôn" lên lớp để chạy theo chỉ tiêu thành tích.
Giáo dục đang có tín hiệu trở về với việc đánh giá thật. Việc cần làm nhất hiện nay, tránh lên án trường lớp, thầy cô có số lượng học sinh chưa hoàn thành môn học. Cần động viên, khuyến khích và có chế độ hợp lý để các thầy cô bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong thời gian nghỉ hè.
Ở nhà, phụ huynh cũng tăng cường kèm cặp, nhắc nhở các em ôn tập. Khi có sự phối kết hợp cả 2 môi trường giáo dục thì kết quả học tập của học sinh sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://tienphong.vn/hon-50000-hoc-sinh-lop-1-bi-xep-loai-chua-hoan-thanh-post1554318.tpo
[2] https://giaoduc.net.vn/hoc-sinh-lop-6-phai-ve-lop-1-vi-khong-biet-doc-biet-viet-dau-phai-chuyen-hiem-post171288.gd
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Tác giả: Tổ Tiểu học
Nguồn tin: giaoduc.net.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
-
Chủ nhật 12/09/2021 07:30
Duyệt KH thực hiện NVNH các trường MN, TH, THCS -
Thứ hai 23/08/2021 14:00
HĐ TĐKT huyện duyệt kết quả thi đua năm học 2020 - 2021 ngành GD&ĐT -
Thứ ba 24/08/2021 08:00
Sở GD&ĐT: Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 cấp học Mầm non -
Thứ hai 23/08/2021 14:00
Sở GD&ĐT: Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 cấp học THCS -
Thứ hai 23/08/2021 08:00
Sở GD&ĐT: Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 cấp học Tiểu học -
Thứ bảy 21/08/2021 08:30
Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 -
Thứ sáu 20/08/2021 00:00
Tập huấn Sách giáo khoa lớp 2 (bộ KNTTVCS) -
Thứ hai 16/08/2021 00:00
Chỉ đạo các nhà trường tiểu học xây dựng chuyên đề chuyên môn -
Thứ sáu 13/08/2021 09:30
Họp xét duyệt hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 -
Thứ sáu 13/08/2021 09:50
Họp Sở chỉ huy phòng chống dịch của TP với Chủ tịch nước -
Thứ bảy 14/08/2021 00:00
BC KH phát triển KTXH 2021 -
Thứ tư 11/08/2021 00:00
BC tiến độ xây dựng trường CQG 2021 -
Thứ ba 17/08/2021 13:30
Tập huấn GV Ngữ văn 6 buổi 3 -
Thứ ba 10/08/2021 13:30
Tập huấn GV Ngữ văn 6 buổi 1 -
Thứ hai 02/08/2021 14:00
Nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 -
Thứ ba 03/08/2021 20:00
Giao ban phiên tháng 8 giữa Phòng GD&ĐT và BGH các trường THCS -
Thứ bảy 24/07/2021 06:00
Thực hiện giãn cách XH theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày -
Thứ năm 22/07/2021 09:00
Tổ chức thi thử cho HS lớp 678 -
Thứ sáu 23/07/2021 07:30
Cấp THCS kiểm tra học kì II năm học 2020 - 2021 -
Thứ năm 22/07/2021 07:30
Chuẩn bị cho cấp THCS kiểm tra hết học kì II năm học 2020 - 2021 -
Thứ ba 20/07/2021 07:30
Họp HĐND huyện -
Thứ ba 20/07/2021 09:50
Dự hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 -
Thứ hai 19/07/2021 16:20
Họp BCĐ phòng chống dịch Covid-19 (TP_H_X) -
Thứ sáu 23/07/2021 00:00
Tuyển sinh trực tiếp MN, TH, THCS -
Thứ tư 21/07/2021 08:00
Tập huấn quản trị phần mềm thi học kì II cho các trường THCS -
Thứ tư 21/07/2021 08:00
Tập huấn quản trị Website cho các trường MN, TH, THCS -
Thứ hai 19/07/2021 14:00
Họp BTC cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19" -
Thứ sáu 16/07/2021 14:00
Họp triển khai hoạt động của Cổng thông tin điện tử của UBND huyện -
Thứ sáu 16/07/2021 15:00
Họp giao ban Hiệu trưởng THCS -
Chủ nhật 18/07/2021 00:00
Tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6 năm học 2021 - 2022 -
Thứ năm 15/07/2021 00:00
Tuyển sinh trực tuyến vào trường mầm non năm học 2021 - 2022 -
Thứ hai 12/07/2021 00:00
Tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 năm học 2021 - 2022